Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Nguyên nhân gây nứt và biện pháp xử lý nứt bê tông

I. Nguyên nhân gây nứt bê tông và phân loại vết nứt:
Phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện tại và lâu dài là một vấn đề rất lớn không chỉ về khối lượng, các loại công trình (cầu, cảng, đường, nhà, công trình thuỷ…) mà còn phức tạp về môi trường vận hành của các công trình hạ tầng này (điều kiện khí hậu, thuỷ văn, môi trường đất, tải làm việc…).
 Vì vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền lâu của kết cấu công trình bêtông được sử dụng phổ biến trong các công trình cơ sở hạ tầng trong đó có hiện tượng nứt bêtông.
 Nứt bêtông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng trong cuộc sống. Các vết nứt trong bêtông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bêtông. Các vết nứt trông thấy được thường gặp khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) bền uốn của bêtông. Các vết nứt trông thấy thường liên quan đến khả năng các vết nứt này tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của các tác nhân xâm thực vào bêtông và tiếp cận cốt thép hay các thành phần của cấu trúc xây dựng và dẫn đến huỷ hoại cấu trúc công trình.
Bê tông bị nứt do rất nhiều nguyên nhân nên cũng hình thành nhiều kiểu nứt khác nhau. Phải nhìn bề ngoài dấu vết nứt đoán được một phần nguyên nhân để tìm ra được hướng khắc phục sớm. Dưới đây là các dạng vết nứt  thông dụng nhất hiện nay:
1.Vết nứt trong cột bê tông cốt thép do sự ăn mòn của thép (vết nứt song song với các thanh thép)

2. Vết nứt trong cột bê tông cốt thép do co ngót của bê tông

3.Vết nứt trong cột bê tông cốt thép do tăng tải trên các sàn

 


4. Vết nứt trong cột bê tông cốt thép do sulphate tấn công


5. Vết nứt trong cột bê tông cốt thép do kiềm

Những vết nứt này chúng ta có thể nhìn thấy và phát hiện bằng mắt thường vì vậy khi phát hiện ra nhà thầu xây dựng cần chuẩn đoán sớm nguyên nhân, đưa ra các phương án xử lý nứt bê tông sớm nhất, tránh tình trạng để vết nứt quá lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu.
II. Sản phẩm xử lý nứt và phương pháp thi công xử lý nứt bê tông
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chuyên dùng để xử lý nứt bê tông, nhưng phổ biến và chất lượng nhất vẫn là các dòng epoxy xử ly nứt của Hàn Quốc như: epoxy TCK-E500, epoxy TCK-1400, epoxy TC-E206, epoxy trám trét TC-1401. Các sản phẩm này chuyên dùng trong xử lý nứt bê tông tất cả các kết cầu bê tông thuộc các hạng mục như: nứt sàn, dầm, cột, tường chắn bê tông, tường gạch, và tất cả các loại kết cấu bê tông khác,…
Với kinh nghiệm xử lý chống nứt bê tông hàng trăm công trình sử dụng loại keo Epoxy này chúng tôi nhận thấy chúng có những ưu điểm nổi trội như sau:
- Không hề bị co ngót trong quá trình sử dụng do trong thành phần không bao gồm các chất bay hơi
- Có xác xuất tạo kết liên giữa các vết nứt nhanh kể cả trong trường hợp bề mặt bị ẩm thấp
- Các hợp chất keo Epoxy có xác xuất dễ dàng len lách vào tận sâu bên trong các vết nứt
- Không tương tác với nước và các môi trường chứa hóa chất khác.
- Độ kết dính tuyệt vời của nhựa epoxy đảm bảo rằng các thành phần cứng sẽ liên kết mạnh mẽ với vữa xi măng , bê tông và cốt thép trong điều kiện ẩm ướt cao
- Thành phần cứng hoàn toàn không tạo ra bất kỳ phản ứng hóa học trên cốt thép hoặc kết cấu bê tông , và cung cấp một độ bền vượt trội bằng cách ngăn chặn ăn mòn

Thông thường, thì có 2 biện pháp thi công xử lý nứt bê tông cơ bản:
-          Phương pháp xử lý nứt bê tông bằng máy bơm áp lực cao 
-          Phương pháp xử lý nứt bê tông bằng cách bơm xi lanh áp lực thấp

QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN VÀ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CŨNG NHƯ VẬT TƯ HÓA CHẤT XỬ LÝ NỨT VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU KONISHI (TCK)
Hotline: 0902 607 121 (gặp Thy)

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Quy trình chống thấm sàn mái và nhà vệ sinh bằng TC-Top seal 107 hoặc TC-Top seal 108

QUY TRÌNH THI CÔNG
CHỐNG THẤM SÀN MÁI VÀ NHÀ VỆ SINH
BẰNG TC-TOP SEAL 107/108 & LƯỚI THỦY TINH

Cảm ơn sự quan tâm của Quý công ty đến sản phẩm và dịch vụ chống thấm của công ty chúng tôi. Theo yêu cầu của quý công ty và qua sự khảo sát thực tế tại công trình chúng tôi đưa ra quy trình xử lý chống thấm như sau:


         I.    QUY TRÌNH THI CÔNG.
    A. VẬT LIỆU SỬ DỤNG:
      -     TC-Top Seal 107 hoặc TC-Top Seal 108 (thông số kỹ thuật đính kèm).
      -     Lưới thủy tinh 3*3 – 70g/ m2 hoặc 140g/ m2    .

    B. QUY TRÌNH:
Bước 1:  Bề mặt thi công chống thấm phải được vệ sinh thật sạch, không bám bụi bẩn hoặc tạp chất khác. Tiến hành vệ sinh sạch bằng bàn chà, máy mài. Sau đó dùng máy thổi hoặc máy hút bụi sạch sẽ.
Bước 2:  Pha trộn vật liệu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.(Lưu ý cần làm ẩm bề mặt cần  chống thấm trước 15 phút)
Bước 3: Sau khi hòa trộn xong ta dùng máy phun hoặc chổi quét lớp TC-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 1 lên bề mặt bê tông cần chống thấm.
Bước 4:  Sau khi phun hoặc quét lớp TC-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 1, tiến hành dùng lưới thủy tinh dán lên bề mặt đã lăn lớp TC-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 1, lưới thủy tinh có tác dụng gia cường cho lớp chống thấm, tạo nên bề mặt có chất lượng cao, chống chịu môi trường ăn mòn.
Bước 5:  Sau 01 – 03 giờ, tiến hành dùng máy phun hoặc chổi quét lớp chống thấm TC-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 2 vuông góc với lớp thứ 1 (lớp này cũng là lớp hoàn thiện)
Bước 6:  Che đậy kỹ vị trí thi công, chờ khô và nghiệm thu.

C. ỨNG DỤNG:
  + Chống thấm sân thượng, tường, sàn nhà vệ sinh, mái, sàn, sê nô…

  + Bể chứa nước, hồ bơi, tầng hầm...        

MỌI CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU KONISHI
HOTLINE: 0902 607 121 (GẶP THY)