Xử lý vết nứt bê tông
Hiện tượng nứt bê tông tại các hạng mục xây dựng hiện nay diễn ra khá phổ biến. Mặc dù trong quá trình thi công các công trình có kết cấu bằng bê tông, bê tông cốt thép, một số nhà thầu tiên tiến đã áp dụng những phương pháp bảo dưỡng mới nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng bê tông bị nứt, nhất là những vết nứt có kèm theo rò rỉ nước như sàn sân thượng, tường tầng hầm, bể chứa nước, đập thủy điện…khiến các chủ đầu tư, các nhà tư vấn xây dựng phải lo lắng.Những vết nứt này tạo tâm lý không an toàn cho người sử dụng. Vì thế, một số công trình có xuất hiện vết nứt đã phải tạm ngưng để chờ kiểm định lại và tìm phương pháp sửa chữa, chống nứt bê tông, cũng có những vết nứt phải đập bỏ do không hiểu biết về vết nứt, dẫn tới lãng phí thời gian và thêm tốn kém chi phí do công trình chậm đưa vào sử dụng. Các vết nứt lớn là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng rò rỉ, thấm nước làm tổn hại đến kết cấu chung của công trình xây dựng. Nếu không được xử lý một cách kịp thời và triệt để, về lâu dài các vết nứt này sẽ làm giảm tuổi thọ công trình, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hư hại và hỏng cục bộ công trình
Nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này chủ yếu là do sự biến đổi về khí hậu, nền móng bị lún sụt, mức độ chịu tải trọng không đồng đều, chất lượng bê tông không đảm bảo, sử dụng các chất phụ gia đông cứng quá nhanh, do quá trình thi công bê tông để xảy ra hiện tượng mạch ngừng, hoặc quá trình lắp ghép cốt thép không đạt chuẩn.
ĐẶC ĐIỂM KEO SỬA CHỮA NỨT BÊ TÔNG (TC-1400/TC-E500)
Sau khi được sửa chữa với những loại keo chuyên dụng, bê tông được tăng khả năng chịu lực, chống ăn mòn do thời tiết, và tăng tuổi thọ (Ngay tại vị trí bị nứt, sau khi bơm keo, chất lượng bê tông tốt hơn bê tông ở những vị trí lân cận).Hai loại keo được sử dụng để xử lý vết nứt có các ưu điểm sau:
- Độ nhớt thấp nên keo dễ dàng thấm sâu và lan toả vào bên trong các khe nứt
- Kết dính các vết nứt rất tốt sau khi đóng rắn (kể cả bề mặt ướt)
- Không co ngót (Do không chứa các hợp chất bay hơi)
- Có khả năng kháng nước và hoá chất tốt
PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VẾT NỨT – CHỐNG NỨT BÊ TÔNG
Quy trình sửa chữa vết nứt phải tuân theo một số bước cơ bản sau:- Khảo sát hiện trạng và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp với từng loại vết nứt. Có hai loại vết nứt thông thường: vết nứt do quá tải và vết nứt do co ngót. Đối với vết nứt do quá tải, cần tiến hành gia cố kết cấu kết hợp với việc xử lý nứt.
- Áp dụng một trong hai phương pháp xử lý chính sau:
a) Phương pháp thủ công – dùng xy lanh
Phương pháp này sử dụng cho các cấu kiện có chiều rộng vết nứt nhỏ và chiều sâu không lớn (sàn nhà , tường bể nước…) , khối lượng keo vào vết nứt ít, dụng cụ tăng giảm áp lực bằng các dây cao su.Biện pháp xử lý chống nứt bê tông
Đối với khí hậu Việt Nam nhìn chung các khe nứt thường xảy ra phổ biển ở mức nhỏ dao động từ 0.15mm đến 1mm do đó chúng tôi áp dụng phương pháp bơm keo Epoxy TC-1400/TC-E500 sử dụng hệ thống bơm xy lanh. Thông qua đó dung dịch keo Epoxy TC-1400/TC-E500 được len lỏi vào sâu bên trong các vết nứt, các chất keo Epoxy TC-1400/TC-E500 thẩm thấu từ từ lấp đầy các vết nứt từ trong tới ngoài.
b) Phương pháp xử dụng máy bơm áp lực
Phương pháp này sử dụng cho các vết nứt quá nhỏ, những khe nứt cần áp lực cao, số lượng nhiều.TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
HOTLINE: 0902.607.121
CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU KONISHI
965/28 Quang Trung, P14, Gò Vấp, TP.HCM
46 Tổ 14, P.Long Biên, Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét